Theắpthuyếttrìnhvòngsơloạku beto đó, 41 đội sẽ thuyết trình tại ĐH Bách Khoa Hà Nội. Các đội ở xa có thể đăng ký trình bày online.
Ban tổ chức chia thành hai hội đồng chấm thi, dựa theo các ý tưởng, giải pháp, sản phẩm của các đội thi gửi về. Tiến sĩ, Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội là chủ tịch ban giám khảo của hội đồng chấm thi một; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương, Trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần Công an Nhân dân là chủ tịch hội đồng hai.
Mỗi đội có 15 phút để trình bày về ý tưởng, giải pháp (kể cả online). Ban giám khảo sẽ hỏi đáp tối đa 10 phút.
Ba tiêu chí chấm điểm tại vòng này gồm: kỹ thuật, khả năng thuyết trình và khả năng ứng dụng của ý tưởng, giải pháp.
Cụ thể, điểm kỹ thuật gồm tính hoàn thiện, tính hiệu quả, độc đáo của giải pháp. Tiêu chí là chất lượng bài thuyết trình và những câu trả lời trong pahafn hỏi đáp của ban giám khảo. Khả năng ứng dụng gồm tính khả thi, mở rộng, ảnh hưởng tới kinh tế xã hội và cộng đồng.
Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống (Data for Life 2023) do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an công tổ chức từ 7/8, với sự phối hợp của Đại học Bách khoa Hà Nội, Đài truyền hình Việt Nam và Báo VnExpress.
Cuộc thi với mục tiêu thu hút nguồn lực từ cộng đồng tài năng trẻ đồng hành cùng Bộ Công an và Chính phủ để phát huy tính sáng tạo, hình thành những ý tưởng và sản phẩm công nghệ thông tin thiết thực. Các giải pháp xoay quanh ba trụ cột là chính phủ số - giải pháp thúc đẩy dịch vụ công hiệu quả, xã hội số - thúc đẩy dịch vụ an sinh xã hội, và kinh tế số - thúc đẩy phát triển kinh tế.
Cuộc thi sẽ trải qua ba vòng, gồm sơ loại (41 đội), chung khảo (10 đội), từ đó sẽ trao giải cho 5 đội xuất sắc. Vòng chung kết dự kiến diễn ra ngày 23-24/11. Tổng giải thưởng dự kiến là 370 triệu đồng, trong đó giải Nhất và giải Nhì lần lượt là 200 triệu và 100 triệu đồng.
Thế Đan