Phát hiện bệnh khi bị gãy tay
"Năm 2006,ườinhiễmHIVnămChỉmộtlầnthửaingờmắcbệnha tôi bị ngã gãy tay nhập viện, bác sĩ chỉ định mổ. Khi đó bác sĩ xét nghiệm máu mới phát hiện tôi bị nhiễm HIV. Lúc này, tôi nghĩ mình đã bị bệnh hồi năm 2002, khi đó tôi đã thử chích ma túy và dùng chung kim tiêm", anh Thịnh kể lại.
>>> "Không phải ai nhiễm HIV cũng do ăn chơi"
Từ năm 2002 đến năm 2006 không có triệu chứng gì bất thường nên anh không biết mình nhiễm HIV.
Năm 2005 anh Thịnh cưới vợ. Tại thời điểm anh phát hiện nhiễm HIV cũng là lúc vợ anh mang thai bé đầu. "Tôi rất lo lắng cho vợ và con. Tôi đã dẫn vợ đi xét nghiệm, may mắn vợ tôi âm tính HIV", anh Thịnh kể lại.
Anh Thịnh cho biết lúc bấy giờ chỉ số CD4 của anh vẫn trong ngưỡng an toàn nên anh được tư vấn theo dõi, khi nào tế bào CD4 xuống dưới ngưỡng mới điều trị. Theo anh Thịnh, có thể nhờ CD4 trong ngưỡng an toàn nên anh không lây nhiễm bệnh cho vợ.
Học cách sống lạc quan
"Từ đó đến nay sức khỏe của tôi ổn định. Tuy nhiên, sau thời gian mắc Covid-19, đến tháng 2.2023, khi tôi kiểm tra định kỳ, CD4 ở mức thấp nên phải uống thuốc điều trị", anh Thịnh chia sẻ.
Từ tháng 2.2023 đến nay, anh Thịnh duy trì nhận thuốc tại trung tâm, mỗi tháng nhận một lần.
"Tôi học cách sống lạc quan và hòa nhập tốt sau hơn 20 năm mắc bệnh. Tôi không giấu bệnh, mà chia sẻ với gia đình. Tôi nghĩ tâm lý thoải mái đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị, khi vui vẻ thoải mái, ăn uống tốt sẽ giúp chiến thắng bệnh tật", anh Thịnh chia sẻ.
Tương tự, chị Lan (48 tuổi, ở TP.HCM) cũng đã nhiễm HIV hơn 22 năm. Chị cho biết mình phát hiện nhiễm HIV từ năm 25 tuổi. Những năm qua chị tập cho mình lối sống lạc quan, duy trì uống thuốc đều đặn, tham gia nhiều hoạt động xã hội chia sẻ kiến thức phòng chống HIV/AIDS đến các bạn trẻ.
"May mắn có gia đình động viên"
Một trường hợp khác khá trẻ là Hưng (18 tuổi, ở Long An). Hưng cho biết mình phát hiện nhiễm HIV vào tháng 9.2020, khi đang ở tuổi 15. Nguyên nhân lây nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn trong nhóm đồng giới nam (MSM).
"Khi mới phát hiện bệnh em rất suy sụp và tự ti. Em chia sẻ với gia đình, ba mẹ cũng buồn. Nhưng may mắn sau đó cả gia đình động viên nhau, hỗ trợ em. Ba năm qua, sức khỏe em vẫn ổn định, đi học và hòa nhập cuộc sống tốt", Hưng chia sẻ.
Theo Hưng, do còn quá trẻ nên chưa hiểu và nhận thức được hết các rủi ro khi quan hệ tình dục không an toàn. Hưng mong rằng các bạn trẻ nói chung, cũng như thành viên cộng đồng LGBT sẽ được trang bị nhiều kiến thức hơn để bảo vệ bản thân cũng như cộng đồng phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.
Tải lượng vi rút dưới ngưỡng sẽ không lây HIV qua đường tình dục
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), đến nay toàn cầu ghi nhận hơn 39 triệu ca HIV/AIDS, trong đó có 630.000 ca tử vong liên quan HIV/AIDS.
Tại Việt Nam, ca nhiễm HIV đầu tiên ghi nhận năm 1990, là nữ, đã tử vong. Bệnh nhân HIV nữ khác được phát hiện từ đầu vụ dịch đã điều trị thuốc 32 năm, hiện vẫn đang tham gia các hoạt động cộng đồng, sức khỏe ổn định.
9 tháng đầu năm, trong nước phát hiện 10.219 ca nhiễm HIV, 1.126 ca tử vong. Hơn 60% người nhiễm HIV được phát hiện mới tại khu vực ĐBSCL, Đông Nam bộ, TP.HCM. HIV gia tăng trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), với 49% ca nhiễm mới là nhóm MSM.
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, với xu hướng lây nhiễm hiện nay, biện pháp can thiệp ngừa lây nhiễm HIV tại Việt Nam là cung cấp bao cao su; sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm; điều trị thuốc kháng vi rút đầy đủ, đạt dưới ngưỡng. Vì khi tải lượng vi rút dưới ngưỡng sẽ không còn lây nhiễm HIV qua đường tình dục.
* (Tên nhân vật đã được thay đổi)