Chú Đại Bi

Đó là cô giáo Lộc Thị Liên, năm nay 34 tuổi, giáo viên Âm nhạc kiêm Tổng phụ trách Đội, trường THCS bsr

【bsr】Cô giáo Hà Giang được tuyển đặc cách vào trường học Hà Nội

Đó là cô giáo Lộc Thị Liên,ôgiáoHàGiangđượctuyểnđặccáchvàotrườnghọcHàNộbsr năm nay 34 tuổi, giáo viên Âm nhạc kiêm Tổng phụ trách Đội, trường THCS Thái Thịnh, Hà Nội. Do hai lần học đại học, cô giáo quê Hà Giang mới bắt đầu công việc từ năm 2015, lúc 28 tuổi. Trong sáu năm, cô Liên nhận hàng loạt giải thưởng, giấy và bằng khen của quận và TP Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Ngày 15/11, cô Liên là một trong 41 người được ngành giáo dục thủ đô trao giải thưởng "Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo".

"Đây là sự ghi nhận, cũng là một món quà vô cùng ý nghĩa với tôi trong dịp 20/11 năm nay", cô Liên bày tỏ.

Cô Lộc Thị Liên, giáo viên Âm nhạc kiêm Tổng phụ trách Đội, trường THCS Thái Thịnh, Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cô Lộc Thị Liên, giáo viên Âm nhạc kiêm Tổng phụ trách Đội, trường THCS Thái Thịnh, Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sinh ra ở Bắc Mê, Hà Giang, cô Lộc Thị Liên là người Pu Péo - dân tộc chỉ còn khoảng 1.000 người, ít thứ ba trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Có bố và hai anh, chị làm giáo viên, từ ngày đi học, Liên được nhiều người khuyên chọn nghề này.

Dù hát rất hay, Liên không dám chọn Sư phạm Âm nhạc, nghĩ năng khiếu sẵn có không đủ ở một môi trường học chuyên nghiệp. Vì vậy, cô gái Hà Giang học Sư phạm Kỹ thuật, chuyên ngành Thiết bị trường học, tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, trong một đợt thực tập, Liên nhận ra mình không phù hợp với công việc này. Vì thế, sau khi tốt nghiệp, cô không xin vào trường học mà làm nhân viên trực tổng đài viễn thông.

Thời gian đó, cô bắt đầu suy nghĩ về mong muốn thực sự của mình. Liên nhớ ngày nhỏ, có lần mẹ cô "ước có ngày thấy Liên hát trên TV", lại được nhiều người khuyên nên theo âm nhạc, cô gái người Pu Péo quyết định "sửa lại" cuộc đời mình.

Liên nghỉ việc trực tổng đài, dồn toàn bộ thời gian ôn thi năng khiếu. Vì tiết mục này yêu cầu thí sinh đệm đàn và biểu diễn, cô phải lên nhà một người bạn ở Thái Nguyên để học đàn. Cuối cùng, Liên cũng đỗ vào khoa Sư phạm Âm nhạc, trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Khi đó, cô 22 tuổi.

Đúng như lo ngại, Liên nhận thấy hầu hết bạn bè đã được học âm nhạc bài bản, trong khi mình chỉ có năng khiếu hát. Kiến thức về nhạc lý, nhạc cụ của cô gần như bằng 0, trong khi giảng viên thường giao những bài tập nâng cao.

"Các bạn chỉ mất một vài ngày có thể trả bài thầy cô, nhưng tôi thì cả tuần, có khi cả tháng. Tôi phải tự học nhạc lý trước, rồi mới luyện được bài thầy cô giao", cô Liên nhớ lại.

Thời điểm đó, bốn anh chị em nhà cô Liên cùng học đại học. Gánh nặng tài chính khiến Liên thấy tội lỗi khi xin mẹ tiền mua đàn organ. Để có hơn 5 triệu đồng, mẹ cô phải bán cả đàn lợn, nên cây đàn với Liên khi đó không khác gì một gia tài.

"Tôi nâng niu lắm. Ngày ngày khoác đến trường rồi về ký túc xá mà không thấy mệt. Có đàn rồi, tôi tự luyện nhiều hơn để bắt kịp các bạn", cô Liên kể.

Cô Liên đệm đàn cho học sinh hát trong sân khẩu mở, chào đón các trở lại trường sau thời gian học trực tuyến vì Covid-19, tháng 4/2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cô Liên đệm đàn cho học sinh hát khi các em trở lại trường sau thời gian học trực tuyến vì Covid-19, tháng 4/2022. Ảnh:Nhân vật cung cấp

Năm 2015, cô gái quê Hà Giang trở thành thủ khoa đầu ra của trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, được xét đặc cách biên chế về trường THCS Thái Thịnh. Dạy Âm nhạc, kiêm Tổng phụ trách đội, nên ngoài giờ dạy trên lớp, cô Liên thường khởi xướng các phong trào, hoạt động văn nghệ cho học sinh.

Cô giáo quan điểm không để các bài học dừng lại trong sách vở, nên luôn tìm cách tiếp cận theo chủ đề, gợi mở tính ứng dụng của bài. Chẳng hạn, với bài hát "Vì cuộc sống tươi đẹp", để liên kết với nội dung bảo vệ môi trường của bài, sau các tiết về tập đọc nhạc, học hát, cô Liên cho học sinh tập làm sáo bằng ống hút.

Sau bài này là bài đọc lời ca theo tiết tấu, cô giáo cũng cho học sinh kết hợp rap với hát. Bên cạnh dạy kiến thức, cô Liên còn hướng dẫn các em cách vận dụng, chẳng hạn như chọn ca khúc nào để trình diễn vào các dịp lễ, liên hoan hay sử dụng trang phục sao cho phù hợp.

Để tạo không gian âm nhạc cho học sinh, cô Liên mang đàn piano của mình tới trường, đặt tại sảnh tầng 1. Trong giờ ra chơi, học sinh có thể tự do chơi đàn, giảm căng thẳng giữa các tiết học. Cô cũng khuyến khích học sinh mang theo nhạc cụ để cùng chơi với nhau. Theo cô, thời gian học sinh ở trường rất nhiều, nếu các em có năng khiếu và được học nhạc cụ nhưng trường học không thể hỗ trợ, ít nhất là về không gian, thì rất đáng tiếc.

Sống và làm việc tại Hà Nội, cô giáo quê Hà Giang luôn thấy rằng mình gặp nhiều may mắn hơn các đồng nghiệp vùng cao. Do đó, cô thường trao đổi chuyên môn, hỗ trợ đồng nghiệp kết nối các chương trình thiện nguyện, hỗ trợ học sinh tại Hà Giang.

Thầy Nguyễn Cao Cường, hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh, nhận xét cô Liên là người đặc biệt với xuất thân, hành trình đến với nghề giáo. Theo thầy, cô Liên giỏi chuyên môn, tâm huyết, chịu khó tìm tòi và thay đổi hình thức dạy. Đặc biệt, cô có khả năng dàn dựng các tiết mục hay, khác biệt.

Ở cương vị Tổng phụ trách, cô Liên "dám nghĩ, dám làm", tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi. Trường THCS Thái Thịnh đã thành lập một ban nhạc từ ý tưởng của cô Liên.

"Giải thưởng nhà giáo tâm huyết, sáng tạo là sự ghi nhận xứng đáng với cô Liên", thầy Cường nói.

Cô Liên trong tiết học kết nối với các bác sĩ quân y tại Bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan. Tiết học này diễn ra vào dịp kỷ niệm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, tháng 12/2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cô Liên trong tiết học kết nối với các bác sĩ quân y tại Bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan, dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, tháng 12/2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Là người dân tộc thiểu số, lại dạy môn học được cho là "môn phụ", cô Liên chưa từng bận tâm. Cô nói mình đã vượt qua quãng đường 360 km, phải đi mất nửa ngày từ Hà Giang tới Hà Nội, dành hơn 7 năm để học hai trường đại học mới được đứng trên bục giảng nên luôn hạnh phúc về những điều đang có.

Mong ước "được thấy Liên hát trên TV" của mẹ cô giờ cũng trở thành hiện thực. Ngoài công việc ở trường, cô Liên dạy đàn, hát, làm giám khảo, biên đạo và biểu diễn trong nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ.

Điều mà cô Liên ấp ủ là làm sao để học sinh tiếp cận nhiều hơn với âm nhạc dân tộc. Đó không chỉ là các làn điệu dân gian, mà còn là âm nhạc và nhạc cụ truyền thống của các dân tộc, trong đó có Pu Péo.

"Tôi mong góp phần để học sinh yêu thích và hứng thú, tìm được cái hay trong âm nhạc dân tộc Việt Nam", cô Liên nói.

Thanh Hằng

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap