Theảiquangàynóngnhấttrongnăcách rút xương chân gào dữ liệu của cơ quan thời tiết tại Úc, trạm Observatory Hill ở trung tâm thành phố Sydney ghi nhận nhiệt độ lên tới 40 độ C vào buổi chiều 9.12, mức cao nhất kể từ tháng 11.2020. Tại Richmond ở vùng rìa phía tây của Sydney, nhiệt kế chỉ 43,8 độ C, AFP đưa tin.
Nhiều người tụ tập trên các bãi biển ở Sydney hoặc tìm nơi trú ẩn trong bóng râm. Nhà chức trách cảnh báo những người dễ bị tổn thương nhất, bao gồm người già và trẻ nhỏ, nên ở bên trong những tòa nhà mát mẻ.
"Hôm nay, với nhiệt độ tăng cao, tôi phải nói rằng đây là lúc chúng ta cần chăm sóc lẫn nhau và giữ an toàn", Thủ tướng Úc Anthony Albanese phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 9.12.
"Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với sức khỏe con người cũng như môi trường của chúng ta và chúng ta cần thừa nhận rằng phải có biện pháp ứng phó toàn diện", ông nói.
Cơ quan cứu hỏa nông thôn của bang New South Wales cho biết hơn 70 vụ cháy rừng và cháy đồng đã bùng phát trên khắp bang này, với hơn 10 vụ cháy ngoài tầm kiểm soát vào cuối buổi chiều 9.12.
Cục Khí tượng Úc dự báo nhiệt độ sẽ giảm xuống vào buổi tối. Cơ quan này kêu gọi những người dễ bị tổn thương sử dụng quạt và máy điều hòa không khí hoặc tìm kiếm những địa điểm mát mẻ trong thư viện, trung tâm cộng đồng và trung tâm mua sắm.
Một quan chức ở New South Wales cho biết trong số lượng cuộc gọi xe cứu thương đã tăng khoảng 20% so với một ngày bình thường. "Theo dõi những người thân lớn tuổi. Kiểm tra hàng xóm của bạn. Đảm bảo rằng mọi người đang được bù nước", AFP dẫn lời quan chức này.
Nhiệt độ "bầu ướt" vì sao lại nguy hiểm?
Các chuyên gia dự báo mùa hè năm nay tại Úc có thể là mùa cháy rừng dữ dội nhất kể từ thảm họa "Mùa hè đen" 2019-2020. Năm đó, cháy rừng hoành hành khắp vùng ven biển phía đông nước Úc, tàn phá nhiều khu rừng, giết chết hàng triệu động vật và bao phủ các thành phố bằng khói bụi độc hại.
Úc là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu khí đốt cũng như than đá lớn nhất thế giới, hai loại nhiên liệu hóa thạch quan trọng được cho là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Chính phủ Thủ tướng Albanese đang hướng đến mục tiêu trước năm 2030 sẽ cắt giảm 43% lượng khí thải carbon so với mức năm 2005.