Mới đây,étGSPGSLàmrõviệckhiứngviênđăngbàivớiđịachỉcơquankhá
swift code Hội đồng GS Nhà nước đã có công văn gửi tới các hội đồng GS ngành, liên ngành (gọi chung là hội đồng ngành) năm 2020 để làm rõ một số vấn đề trong quá trình xét công nhận ứng viên đạt tiêu chuẩn GS, PGS, từ đó thống nhất thực hiện ở tất cả các hội đồng ngành.Liên quan tới tiêu chuẩn bài báo đăng trên tạp chí quốc tế uy tín, Hội đồng GS Nhà nước yêu cầu các hội đồng ngành quan tâm 2 vấn đề: ứng viên công bố nhiều bài báo khoa học tên cùng một tạp chí trong thời gian ngắn…; ứng viên công bố bài báo trên các tạp chí được khuyến cáo về chất lượng. Hội đồng GS Nhà nước yêu cầu các hội đồng thực hiện một số việc, trong đó có việc hội đồng ngành phải phỏng vấn ứng viên để làm rõ lý do đăng bài với danh nghĩa cơ quan khác với cơ quan mình đang công tác. Hội đồng GS Nhà nước còn yêu cầu các hội đồng ngành thực hiện các việc sau: Kiểm tra chất lượng của bài báo có phù hợp với chuyên ngành đăng ký của ứng viên hay không, loại bỏ các bài có nội dung trùng lặp (chỉ tính 1 lần). Để tránh hiện tượng thẩm định, xét hồ sơ chủ yếu dựa vào bản đăng ký của ứng viên, chưa thẩm định kỹ các minh chứng trong hồ sơ, hội đồng ngành phải kiểm tra sự phù hợp của các minh chứng, không tính các minh chứng sai quy định; loại bỏ các công trình trùng lặp từ 30% trở lên và có chuyên môn không phù hợp với chuyên ngành của từng ứng viên. Xem xét các tác giả chính, các thông tin xuất bản (ngày nhận, phản hồi, chấp nhận và xuất bản), số tạp chí. Việc xác định tác giả chính của bài báo khoa học phải xác định theo quy định của từng tạp chí cụ thể (tác giả đứng đầu, tác giả liên hệ…); không chấp nhận xác nhận từ nhóm tác giả. Phỏng vấn ứng viên trong phiên họp báo cáo khoa học tổng quan để làm rõ lý do ứng viên đăng bài số lượng lớn trong thời gian ngắn, như: ứng viên tham gia các nhóm nghiên cứu; xuất hiện yếu tố nước ngoài (địa bàn nghiên cứu, dữ liệu, số liệu nước ngoài, tác giả nước ngoài…). Kiểm tra một số thông tin như: thời gian phản biện (ngày nhận, phản hồi, chấp nhận và xuất bản); một nhà xuất bản phát hành đồng thời nhiều tạp chí.
Thế nào là “không đủ”?
Trong công văn này, Hội đồng GS Nhà Nước đã làm rõ một số khái niệm “không đủ” của một số tiêu chuẩn trong Quyết định 37 (là quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh GS, PGS). Với quy định ứng viên GS đã được bổ nhiệm chức danh PGS nhưng chưa đủ 3 năm và ứng viên không đủ số giờ chuẩn giảng dạy, các hội đồng ngành chỉ xét ứng viên sau khi được bổ nhiệm chức danh PGS phải có ít nhất 2 năm hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy (đạt số giờ chuẩn giảng dạy/giờ trực tiếp trên lớp). Với quy định ứng viên PGS không đủ 6 năm và ứng viên không đủ số giờ chuẩn giảng dạy thì ứng viên phải đáp ứng đủ một trong 2 điều kiện tối thiểu sau: 3 năm thâm niên cuối giảng dạy liên tục và hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy (đạt số giờ chuẩn giảng dạy/giờ trực tiếp trên lớp); trong 3 năm thâm niên đầu phải có ít nhất 1 năm hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy. 3 năm thâm niên đầu hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy (đạt số giờ chuẩn giảng dạy/giờ trực tiếp trên lớp); 2 trong 3 năm thâm niên cuối hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy. Với quy định ứng viên không chủ trì thực hiện 2 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp bộ hoặc cấp cơ sở thì ứng viên cũng phải đã chủ trì ít nhất 1 nhiệm vụ (chứ không thể không thực hiện chủ trì nhiệm vụ nào). Ứng viên đề xuất công trình khoa học của mình thay cho 1 nhiệm vụ còn thiếu, hội đồng sẽ đánh giá sự phù hợp với chương trình được đề xuất thay thế đó. Với quy định ứng viên không hướng dẫn đủ 2 nghiên cứu sinh hoặc thạc sĩ, chuyên khoa 2, bác sĩ nội trú (đã được cấp bằng), ứng viên phải hướng dẫn ít nhất được 1 người. Ứng viên đề xuất 3 công trình khoa học để thay thế cho việc hướng dẫn 1 người còn thiếu, hội đồng sẽ đánh giá sự phù hợp của công trình khoa học thay thế. Với quy định ứng viên GS không đủ số điểm biên soạn sách phục vụ đào tạo, ứng viên phải có đủ số điểm tối thiểu tính từ biên soạn sách chuyên khảo và giáo trình. Tổng điểm quy đổi tính từ các công trình khoa học phải đạt số điểm tối thiểu, sau khi đã trừ số điểm bù vào điểm biên soạn sách phục vụ đào tạo còn thiểu.
Vừa qua, báo Thanh Niênđã đăng tải loạt bài phản ánh hiện tượng tạo thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học. Cụ thể, vì muốn có thành tích về nghiên cứu khoa học nên có trường đại học đã trả tiền cho các nhà khoa học với điều kiện khi công bố công trình khoa học thì nhà khoa học ghi địa chỉ làm việc là nơi trả tiền cho mình, thay vì ghi tên cơ quan mà mình đang công tác. Điều bất thường ở chỗ, nhà khoa học ghi tên địa chỉ làm việc khác với cơ quan mình đang làm việc trên công trình đã được công bố dù không hề đến "nơi khác" ấy làm việc, hoặc không tham gia đào tạo cũng như không hề làm việc cùng cán bộ cơ hữu của "nơi khác" đó. Về việc này, nhiều nhà khoa học cho rằng tuy không vi phạm pháp luật, nhưng vi phạm đạo đức khoa học, trái với tính chất liêm chính mà nhà khoa học mặc nhiên phải có khi tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học. Trả lời báoThanh Niên, GS Tạ Ngọc Đôn, Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường, Bộ GD-ĐT, cho biết quan điểm của lãnh đạo bộ này là bất cứ một hình thức biến tướng nào từ trao đổi, hợp tác trong nghiên cứu thành mua - bán các bài báo khoa học đều không thể chấp nhận trong nghiên cứu khoa học. Bộ GD-ĐT cũng đang hoàn thiện hành lang pháp lý với chế tài đủ mạnh để các nhà khoa học và cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện theo các quy định nhằm đảm bảo “liêm chính học thuật” khi tham gia nghiên cứu khoa học. Sau khi có loạt bài của báo Thanh Niên, một nhóm nhà khọc trẻ người Việt ở nước ngoài đã lập trang Liêm chính khoa học, một trong những nội dung được thảo luận của nhóm là ghi địa chỉ nơi làm việc của các nhà khoa học như thế nào khi công bố công trình khoa học để đảm bảo tính liêm chính. Trang này đã nhanh chóng thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia. |